Chuyển đến nội dung chính

DOANH NGHIỆP ĐƯỢC LỖ TRONG BAO NHIÊU NĂM

Doanh nghiệp được phép lỗ mấy năm? Những khoản lỗ đó được chuyển lỗ trong bao nhiêu năm?


Theo điều 9 Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ tài chính:

Điều 9. Xác định lỗ và chuyển lỗ
1. Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang.

2. Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập của các quý của năm sau khi lập tờ khai tạm nộp quý và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm.

Ví dụ 12: Năm 2013 DN A có phát sinh lỗ là 10 tỷ đồng, năm 2014 DN A có phát sinh thu nhập là 12 tỷ đồng thì toàn bộ số lỗ phát sinh năm 2013 là 10 tỷ đồng, DN A phải chuyển toàn bộ vào thu nhập năm 2014.

Ví dụ 13: Năm 2013 DN B có phát sinh lỗ là 20 tỷ đồng, năm 2014 DN B có phát sinh thu nhập là 15 tỷ đồng thì:
+ DN B phải chuyển toàn bộ số lỗ 15 tỷ đồng vào thu nhập năm 2014;
+ Số lỗ còn lại 5 tỷ đồng, DN B phải theo dõi và chuyển toàn bộ liên tục theo nguyên tắc chuyển lỗ của năm 2013 nêu trên vào các năm tiếp theo, nhưng tối đa không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

- Doanh nghiệp có số lỗ giữa các quý trong cùng một năm tài chính thì được bù trừ số lỗ của quý trước vào các quý tiếp theo của năm tài chính đó. Khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp xác định số lỗ của cả năm và chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định nêu trên.
Doanh nghiệp tự xác định số lỗ được trừ vào thu nhập theo nguyên tắc nêu trên. Trường hợp trong thời gian chuyển lỗ có phát sinh tiếp số lỗ thì số lỗ phát sinh này (không bao gồm số lỗ của kỳ trước chuyển sang) sẽ được chuyển lỗ toàn bộ và liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp xác định số lỗ doanh nghiệp được chuyển khác với số lỗ do doanh nghiệp tự xác định thì số lỗ được chuyển xác định theo kết luận của cơ quan kiểm tra, thanh tra nhưng đảm bảo chuyển lỗ toàn bộ và liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định.
Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ phát sinh chưa chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp sau.

KẾT LUẬN:
- Không có quy định về việc DN được phép lỗ trong bao nhiêu năm
- Chỉ có quy định là DN chỉ được phép chuyển lỗ LIÊN TỤC TRONG VÒNG 5 NĂM.

Lưu ý thêm:
Theo điều 17 Thông tư 151/2014/TT­BTC của Bộ tài chính thì kể từ ngày 15/11/2014 (Tức là quý 4/2014):

- Doanh nghiệp không cần phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính quý nữa mà chỉ nộp tiền thuế TNDN tạm tính quý nếu có phát sinh.
Nhưng chú ý:
1. Nếu Tổng số thuế tạm nộp (tức là các quý) thấp hơn số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán từ 20% trở lên thì DN phải nộp tiền chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên giữa số thuế tạm nộp với số thuế phải nộp theo quyết toán. Tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý 4 đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.
2. Nếu dưới 20% mà DN chậm nộp so với thời hạn quy định (thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm) thì tính tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.

Ví dụ 1:
Năm 2015, Công ty A đã tạm nộp thuế TNDN là 80 triệu đồng. Khi quyết toán năm, số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán là 110 triệu đồng, tăng 30 triệu đồng.
20% của số phải nộp theo quyết toán là: 110 x 20% = 22 triệu đồng.
- Phần chênh lệch từ 20% trở lên có giá trị là: 30 triệu – 22 triệu = 8 triệu đồng.
Kết luận:
- Công ty phải nộp số thuế còn phải nộp sau quyết toán là 30 triệu đồng. Đồng thời, Công ty bị tính tiền chậm nộp đối với số thuế chênh lệch từ 20% trở lên (là 8 triệu đồng) tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý 4 (từ ngày 31/1/2016) đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu.
- Số thuế chênh lệch còn lại (là 30 – 8 = 22 triệu đồng) mà C ty chậm nộp thì bị tính tiền chậm nộp từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ quyết toán (từ ngày 1/4/2016) đến ngày thực nộp số thuế này.
  * TƯ VẤN VÀ LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN (TPHCM):
- Báo cáo thuế
- Hoàn thiện sổ sách kế toán
- Lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế
- Tư vấn và thiết lập hệ thống sổ sách kế toán theo quy định
* BHXH: Báo tăng, giảm lao động, thai sản....
* CHỮ KÝ SỐ
- Đăng ký thiết bị chữ ký số khai báo thuế qua mạng
* THÀNH LẬP CÔNG TY, CÁC VẤN ĐỀ VỀ GIẤY PHÉP KINH DOANH
- Thành lập Công ty TNHH 1 thành viên
- Thành lập Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Thành lập Công ty Cổ Phần
- Thành lập Doanh nghiệp tư nhân
LIÊN HỆ: 0909 854 850() 
Email: contact.dhtax@gmail.com

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

QUY ĐỊNH VỀ TỶ LỆ ĐÓNG BHXH - BHYT - BHTN NĂM 2015

Quy định về tỷ lệ đóng BHXH – BHYT – BHTN năm 2015   Quy định mới nhất về BHXH, BHYT, BHTN năm 2015 như: Tỷ lệ đóng Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, đối tượng bắt buộc phải tham gia, mức tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN… theo Luật làm việc 38/2013/QH13 và Công văn 4064/BHXH-THU. Kể từ ngày 1/1/2015 theo Luật làm việc số 38/2013/QH13 và Công văn số 4064/BHXH-THU quy định: 1. Tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN: Các khoản trích theo lương Doanh nghiệp đóng Người lao động đóng Cộng (%) 1. BHXH 18 8 26 2. BHYT 3 1,5 4,5 3. BHTN 1 1 2 Cộng (%) 22 10,5 32,5 4. KPCĐ 2 % - Hàng tháng, DN đóng cho người lao động và trích từ tiền lương tháng của người lao động để đóng cùng một lúc vào Quỹ BHXH, BHYT, BHTN với tỷ lệ đóng là  32,5 %. 2. Mức tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN: a. Nếu là lao động làm việc tại các doanh nghiệp: - Căn cứ để đóng BHXH, BHYT, BHTN là tiền lương tháng được ghi trong hợp đồng lao động. - Mức tiền lương

THÔNG TƯ 96/2015/TT-BTC QUY ĐỊNH VỀ THUẾ TNDN

Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ tài chính: Hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC, Thông tư 119/2014/TT-BTC, Thông tư 151/2014/TT-BTC. BỘ TÀI CHÍNH -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 96/2015/TT-BTC TPHCM, ngày 22 tháng 06 năm 2015 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 12/2015/NĐ-CP NGÀY 12/2/2015 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC LUẬT VỀ THUẾ VÀ SỬA ĐỔI BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC NGHỊ ĐỊNH VỀ THUẾ VÀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 78/2014/TT-BTC NGÀY 18/6/2014, THÔNG TƯ SỐ 119/2014/TT-BTC NGÀY 25/8/2014, THÔNG TƯ SỐ 151/2014/TT-BTC NGÀY 10/10/2014 CỦA BỘ TÀI CHÍNH Căn cứ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và Luật số 32/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; Căn cứ Luật số 71/2014/QH13 sửa

CÁCH TÍNH THUẾ TNCN ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG THỜI VỤ, THỬ VIỆC

Dịch vụ kế toán vip hướng dẫn cách tính thuế TNCN đối với hợp đồng thử việc, lao động thử việc hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng. Theo khoản i điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ tài chính: - Các DN trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi phí khác cho lao động thời vụ, hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng, lao động thử việc mà có tổng mức thu nhập  > 2.000.000/lần t hì phải  khấu trừ thuế 10% t rên thu nhập  trước khi trả  cho cá nhân. - Những cá nhân trên mà chỉ có duy nhất thu nhập 1 nơi, nhưng sau khi giảm trừ gia cảnh mà có thu nhập chịu thuế < 9tr/tháng thì có thể làm  bản cam kết mẫu số 23/BCK-TNCN  ( ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC ) gửi DN để DN làm căn cứ tạm thời  chưa khấu trừ thuế TNCN. - Căn cứ vào bản cam kết đó, DN không khấu trừ thuế, kết thúc năm tính thuế DN phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân đó. Chú ý:   Từ ngày 30/7/2